Nên Làm Hộ Chiếu Gắn Chip Hay Không Gắn Chip?

Việc làm hộ chiếu gắn chip đang trở thành tiêu chuẩn quốc tế về quản lý di trú và an ninh biên giới. Hộ chiếu gắn chip không chỉ là một tài liệu xác thực danh tính mà còn chứa các dữ liệu sinh trắc học như hình ảnh khuôn mặt, dấu vân tay, thông tin cá nhân cần thiết. Vậy nên làm hộ chiếu gắn chíp hay không gắn chíp? Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình qua bài viết sau đây.

Hộ chiếu gắn chíp là gì?

Kể từ ngày 1/3/2023, Bộ Công an chính thức cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chip cho công dân Việt Nam. Đây là một bước tiến đột phá trong quản lý xuất nhập cảnh, với chip điện tử lưu giữ thông tin cá nhân được mã hóa, bao gồm các dữ liệu sinh trắc học như ảnh khuôn mặt và vân tay, giúp xác định danh tính chính xác.

hộ chiếu gắn chip

Vấn đề liệu nên làm hộ chiếu gắn chip hay không gắn chip là một yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng. Bìa hộ chiếu màu xanh tím than, có in quốc hiệu, quốc huy và biểu tượng chip điện tử. Các trang trong hộ chiếu thể hiện cảnh đẹp và di sản văn hóa Việt Nam kết hợp với họa tiết trống đồng. Công dân Việt Nam từ trên 14 tuổi sẽ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp hộ chiếu gắn chip.

Hộ chiếu không gắn chíp là gì?

Hộ chiếu không tích hợp chip điện tử là loại hộ chiếu truyền thống, không chứa chip điện tử. Thay vào đó, loại hộ chiếu này chỉ lưu trữ thông tin cá nhân của chủ sở hữu dưới dạng in ấn trên trang bìa và các trang bên trong của hộ chiếu.

hộ chiếu không gắn chip

Ưu và nhược điểm của hộ chiếu gắn chíp

Nên làm hộ chiếu gắn chíp hay không gắn chíp? Ưu điểm của hộ chiếu gắn chíp là gì?

Ưu điểm

– Đảm bảo lưu trữ thông tin chính xác và thống nhất, bao gồm dữ liệu sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt, và nhóm máu.

– Tăng tốc độ kiểm soát và định danh, giúp hoàn thành thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng hơn.

– Hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho phép xuất nhập cảnh đối với người sử dụng hộ chiếu gắn chip với mức độ ưu tiên hơn. Chương trình miễn thị thực nhập cảnh Mỹ (ESTA) yêu cầu bắt buộc sử dụng hộ chiếu gắn chip.

– Tính bảo mật cao hơn nhiều so với hộ chiếu thông thường, giúp giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp hoặc sao chép thông tin.

– Thời hạn sử dụng 10 năm.

Nhược điểm

– Một số người dùng vẫn cảm thấy lo lắng về khả năng bị gắn định vị để theo dõi thông qua hộ chiếu gắn chip.

– Tuy nhiên, Bộ Công an đã khẳng định rằng chip điện tử trên hộ chiếu mẫu mới chỉ dùng để lưu trữ thông tin cá nhân, không có chức năng định vị hoặc theo dõi người sử dụng hộ chiếu.

Ưu và nhược điểm của hộ chiếu không gắn chíp

Ưu điểm

– Sử dụng hộ chiếu không gắn chip dễ dàng hơn so với hộ chiếu gắn chip.

– Người dùng không cần lo lắng về việc phải sử dụng các thiết bị đặc biệt để đọc thông tin trên hộ chiếu.

Nhược điểm

– Hộ chiếu không gắn chip chỉ lưu trữ thông tin dưới dạng in ấn, dễ bị sao chép hoặc làm giả.

– Việc kiểm tra thông tin trên hộ chiếu không gắn chip bằng cách thủ công mất nhiều thời gian hơn so với sử dụng chip điện tử.

– Không có lưu trữ thông tin sinh trắc học như ảnh chân dung hay vân tay trên hộ chiếu không gắn chip.

– Thời hạn sử dụng của hộ chiếu không gắn chip chỉ kéo dài trong vòng 5 năm.

So sánh hộ chiếu gắn chip và hộ chiếu không gắn chip có điểm gì giống và khác nhau

Khi quyết định về việc làm hộ chiếu gắn chip hay không phụ thuộc vào sự khác biệt đáng kể giữa hai loại hộ chiếu này. Dưới đây là 5 điểm đáng lưu ý cần bạn biết!

so sánh hộ chiếu gắn chip và không gắn chip

Nên làm hộ chiếu gắn chip hay không gắn chip:

Điểm giống nhau:

– Giá trị pháp lý: Tương đương.

– Hình thức: Kích thước, màu sắc, số trang đều tương đồng.

– Công nghệ in: Hiện đại.

– Chi phí: Làm mới: 200.000 VNĐ; Làm lại: 400.000 VNĐ.

– Thời gian xử lý: Làm mới: 8 ngày; Làm lại: 5 ngày.

Vậy hộ chiếu gắn chip và không gắn chip khác gì nhau?

Điểm khác nhau 

Tiêu chí Hộ chiếu gắn chip Hộ chiếu không gắn chip
Thông tin Có thông tin nơi sinh  Không có thông tin nơi sinh 
Lưu trữ Lưu thông tin về thân nhân và sinh trắc học Chỉ lưu thông tin thân nhân
Thời hạn sử dụng 10 năm 5 năm
Biểu tượng Có biểu tượng gắn chip Không có biểu tượng gắn chip
Tính bảo mật Cao Thấp

Lệ phí cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử?

Thông tư số 25/2021/TT-BTC ngày 7/4/2021 của Bộ Tài chính quy định mức phí 200.000 đồng/hộ chiếu khi cấp mới. Trong trường hợp cấp lại do hỏng hoặc mất, mức phí là 400.000 đồng/hộ chiếu.

Theo khoản 2 Điều 5 của Thông tư 25, các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu bao gồm: người Việt Nam ở nước ngoài có văn bản quyết định trục xuất của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu; và những trường hợp vì lý do nhân đạo.

Những trường hợp được hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu là những người đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu, theo khoản 3 Điều 6 của Thông tư 25.

Nên làm hộ chiếu gắn chip hay không gắn chip?

Việc quyết định nên làm hộ chiếu gắn chip hay không gắn chip vào thời điểm hiện tại không có ảnh hưởng lớn, vì Bộ Công an vẫn cho phép sử dụng song song cả hai loại hộ chiếu: gắn chip điện tử và không gắn chip. Do đó, nếu bạn đang sở hữu hộ chiếu không gắn chip và vẫn còn trong thời hạn sử dụng, bạn có thể tiếp tục sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có hộ chiếu và đang có ý định làm mới, hãy lựa chọn loại hộ chiếu gắn chip.

Quy trình cấp hộ chiếu khá đơn giản cho tất cả công dân từ 14 tuổi trở lên, có căn cước công dân. Bạn có thể linh hoạt chọn hình thức làm hộ chiếu trực tuyến hoặc trực tiếp tại các cơ quan chức năng.

Đổi hộ chiếu gắn chíp được không?

Khi nộp hồ sơ yêu cầu cấp hộ chiếu, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn giữa việc cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử hoặc hộ chiếu có gắn chip điện tử.

Những công dân Việt Nam đã được cấp hộ chiếu thông thường không gắn chip điện tử sẽ tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn của hộ chiếu mà không bị bắt buộc phải chuyển sang loại hộ chiếu có gắn chip điện tử.

Hướng dẫn cách làm hộ chiếu gắn chíp online

Để xin cấp hộ chiếu có gắn chip online và nhận kết quả tại nhà, người đăng ký cần chuẩn bị kỹ các thông tin và giấy tờ sau:

  • Căn cước công dân (CCCD).
  • Số điện thoại phải trùng khớp với thông tin trong CCCD hoặc BHXH.
  • Một tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử hỗ trợ thanh toán trực tuyến.
  • Ảnh thẻ 4×6 có nền trắng.
  • Ảnh chụp trang 2 và trang 3 của hộ chiếu hiện tại (không áp dụng cho người làm hộ chiếu lần đầu).

Quy trình làm hộ chiếu gắn chip online:

  • Truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an và đăng nhập:

   – Truy cập vào [Cổng dịch vụ công trực tuyến](#) của Bộ Công an.

   – Nhấn vào biểu tượng 3 gạch ngang và chọn mục “Đăng nhập”.

đăng nhập vào tài khoản

  • Chọn loại tài khoản và đăng nhập:

   – Chọn loại tài khoản để đăng nhập (khuyến khích sử dụng tài khoản cung cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia).

   – Nhập thông tin và chọn “Đăng nhập” để bắt đầu quy trình đăng ký cấp hộ chiếu gắn chip online.

chọn hộ chiếu

  • Xác thực thông tin:

nhập thông tin

   – Nhập mã xác thực OTP gửi về số điện thoại đã đăng ký tài khoản, sau đó chọn “Xác nhận”.

nhập mã otp

   – Hệ thống sẽ hiển thị thông tin hồ sơ cá nhân, xác minh rằng bạn đã đăng nhập thành công.

  • Nộp hồ sơ trực tuyến:

   – Nhấn chọn biểu tượng 3 gạch ngang, chọn “Nộp hồ sơ trực tuyến”.

nhấp vào biểu tượng 3 gạch

   – Nhập từ khóa  “Hộ chiếu” và chọn “Tìm kiếm”.

Chọn mục “Cấp hộ chiếu online” và sau đó chọn “Nộp hồ sơ”.

chọn cấp hộ chiếu và nộp hồ sơ

Điền thông tin cá nhân từ mục 1 đến mục 13 và tải lên ảnh chân dung 4×6, mặt trước và sau thẻ CCCD theo hướng dẫn.

điền thông tin cccd

Lựa chọn nội dung đề nghị cấp hộ chiếu phù hợp với trường hợp của bạn, như “Cấp hộ chiếu lần đầu” và chọn “Cấp hộ chiếu có gắn chip điện tử”.

lựa chọn nội dung cấp hộ chiếu điện tử

Chọn địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký và nơi nhận lại hộ chiếu sau khi hoàn thành.

chọn địa điểm nhận hộ chiếu

Tải và cung cấp đầy đủ các mẫu đơn theo yêu cầu để hồ sơ được duyệt. Xác nhận “Đồng ý” và tiếp tục.

đồng ý và tiếp tục

Thực hiện thanh toán lệ phí (nếu có) và đợi thông tin phản hồi về kết quả từ cơ quan tiếp nhận hồ sơ của bạn.

Với các bước trên, bạn sẽ hoàn tất quá trình đăng ký cấp hộ chiếu gắn chip một cách dễ dàng và tiện lợi.

Một số thắc mắc liên quan

Câu hỏi 1: Hộ chiếu không gắn chíp có đi nước ngoài được không?

Hộ chiếu gắn chíp hay không gắn chíp đều có giá trị pháp lý như nhau. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài.

Câu hỏi 2: Người khác làm dùm hộ chiếu gắn chip có được hay không?

Khi làm hộ chiếu online tại Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, người cần làm hộ chiếu cần đăng nhập bằng tài khoản dịch vụ công cá nhân để tiến hành nộp hồ sơ. Bằng cách này, họ có thể nhờ người khác đăng nhập và hỗ trợ trong quá trình này. Đặc biệt, người làm hộ chiếu cũng có thể đăng ký để nhận kết quả tại nhà thông qua dịch vụ bưu chính, giúp họ tránh việc đến trực tiếp để nhận kết quả.

Câu hỏi 3: Trẻ sơ sinh làm hộ chiếu gắn chip được không?

Hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có thể có hoặc không có gắn chip điện tử. Trong khi đó, hộ chiếu không gắn chip điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc theo thủ tục rút gọn.

Dựa trên quy định này, hiện tại chỉ cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.

Câu hỏi 4: Hộ chiếu gắn chip có thời hạn sử dụng bao lâu?

Theo quy định của Điều 7 Luật về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam:

– Hộ chiếu gắn chip điện tử có thời hạn là 10 năm.

– Hộ chiếu không gắn chip có thời hạn là 5 năm.

– Hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn không vượt quá 12 tháng và không được gia hạn trong bất kỳ trường hợp nào.

Câu hỏi 5: Chíp điện tử của hộ chiếu được gắn ở đâu?

Con chip điện tử được đặt ở trang bìa sau của hộ chiếu, cụ thể là ở góc trái phía dưới, thường khó phát hiện bởi mắt thường. Chức năng của chip này là lưu trữ thông tin cá nhân và thông tin sinh trắc học của chủ sở hữu hộ chiếu, bao gồm ảnh mặt, dấu vân tay, và chữ ký số từ cơ quan cấp hộ chiếu.

Hiện nay, bạn có thể làm hộ chiếu gắn chíp online. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm trong việc làm hộ chiếu, bạn cũng có thể tìm đơn vị hỗ trợ làm hộ chiếu online với thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Visa Thiên Hà với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn trong việc làm hộ chiếu, visa online. Hãy liên hệ với chúng tôi để được nhân viên hỗ trợ nhanh chóng.

Nên làm hộ chiếu gắn chíp hay không gắn chíp còn tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Mỗi hộ chiếu đều có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn cần tính bảo mật cao thì có thể chọn làm hộ chiếu gắn chíp. Còn nếu bạn muốn sử dụng hộ chiếu truyền thống, không muốn sự rườm rà thì có thể sử dụng hộ chiếu không gắn chíp.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ bài viết này