Làm visa đi Đức hết bao nhiêu tiền?

Đức được biết tới như vùng đất thần tiên, một chân trời mới tuyệt vời với phong cảnh thiên nhiên và kiến trúc tuyệt đẹp, kinh tế xã hội phát triển, đời sống chất lượng hàng đầu thế giới. Bởi thế mà nhiều công dân trên thế giới đều muốn du lịch hoặc học tập và làm việc tại đây. Vậy làm Visa đi Đức hết bao nhiêu tiền cùng các chi phí khác ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Chi phí xin Visa Đức

Vấn đề đầu tiên mà bất cứ ai cần xuất ngoại đó là Visa, theo quy định thì mọi công dân Việt Nam muốn nhập cảnh vào Đức dù với mục đích gì cũng đều phải có Visa. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ mà Đại sứ quán Đức yêu cầu để xin cấp Visa, và sẽ cần đóng phí nộp hồ sơ xin cấp Visa tại Lãnh Sứ quán Đức tại Việt Nam, có thể nộp tại Hà Nội, TPHCM, Đã Nẵng, Cần Thơ.

Chi phí xin Visa Đức

Chi phí xin Visa Đức

Cụ thể mức phí làm Visa đi Đức như sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi và người thân của công dân các nước khối EU sẽ được miễn Visa du lịch Đức.
  • Các trường hợp khác đều cần làm thủ tục và nộp phí xin Visa.

Theo đó, đối với trẻ em từ 6 -12 tuổi cần nộp lệ phí làm Visa là 850.000đ, còn với người trên 12 tuổi lệ phí là 1.600.000 VNĐ. Nếu trẻ em dưới 6 tuổi đi du lịch cùng bố mẹ thì được miễn Visa nhưng phải chứng minh mối quan hệ cha mẹ, cung cấp giấy khai sinh cùng hồ sơ xin Visa của cha mẹ.

Đi du lịch Đức hết bao nhiêu tiền

Ngoài chi phí ban đầu là lệ phí xin cấp Visa đi Đức ở trên, bạn còn cần chuẩn bị số tiền đủ để tiêu trong thời gian du lịch Đức, gồm:

Chi phí di chuyển

Hiện nay, ở Việt Nam đã có những chuyến bay di chuyển thẳng sang Đức của hãng hàng không VietNam Airlines từ Hà Nội cũng như TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các chuyến bay chặng của các hãng hàng không quốc tế khác như Singapore Airlines, China Eastern Airlines, China Southern Airlines…

Chi phí vé máy bay sang Đức

Chi phí vé máy bay sang Đức

Giá vé máy bay từ Việt Nam sang Đức vào khoảng 21 triệu đồng, chênh lệch ở các hãng máy bay cũng như thời điểm đặt và thời gian đi. Để có được vé máy bay giá rẻ, bạn nên đặt mua vé trước ít nhất từ 2 tháng lựa chọn vé khứ hồi để được ưu đãi.

Chi phí di chuyển tại Đức

Để di chuyển giữa các địa điểm du lịch ở Đức, bạn sẽ cần sử dụng tới hệ thống giao thông tại đây. Có một điều rất tiện lợi là hệ thống giao thông công cộng tại Đức được đánh giá tốt nhất châu Âu, bạn có thể dễ dàng di chuyển với các loại phương tiện sau:

Xe lửa

Xe lửa là loại hình giao thông vô cùng phổ biến và được ưa chuộng tại Đức cũng như các nước châu Âu khác. Bạn có thể đi xe lửa ở trong thành phố hay vùng ngoại ô đều được, dịch vụ thoải mái và chất lượng lại có thể thỏa thích ngắm nước Đức xinh đẹp. Tùy theo quãng đường đi mà mức giá có thể là 19 €, 29 €, 39 € …

Xe điện và xe Bus

Hai loại hình này cũng khá phổ biến tại Đức và được đông đảo khách du lịch lựa chọn vì tính thuận tiện và giá cũng khá rẻ. Bạn có thể mua vé xe ngày, có nhiều chuyến bus chạy dọc các khu phố cổ, hoạt động cả đêm phục vụ du khách.

Xe đạp

Di chuyển bằng xe đạp tại Đức

Di chuyển bằng xe đạp tại Đức

Với du lịch châu Âu và Đức thì xe đạp luôn là lựa chọn di chuyển hàng đầu cho du khách bởi tính chủ động và thân thiện của nó. Tuy nhiên, hãy sắm cho mình 1 tấm bản đồ để tránh bị lạc đường hay đi sai làn bạn nhé.

Xe đạp tại Đức được phân làn riêng nên bạn cần thận trọng quan sát, tránh đi bộ hay đi phương tiện khác trên làn đường dành cho xe đạp này.

Chi phí ăn uống khu du lịch Đức

Giá cho dịch vụ ăn uống ở Đức không quá đắt, chất lượng món ăn lại rất tuyệt vời, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Giá cho 1 bữa ăn trung bình tại đây khoảng từ 8 – 16 Euro, cao hơn thì từ 16 – 30 Euro. Còn nếu bạn lựa chọn bữa ăn sang trọng hơn thì hãy chuẩn bị hầu bao rủng rĩnh hơn nhé.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn tự nấu và đi mua thực phẩm ở các siêu thị, dưới đây là bảng giá cả cho dịch vụ ăn uống với giá tiền Việt chi tiết để bạn có thể tham khảo.

Tên sản phẩm và dịch vụ ăn uống Giá (VNĐ)
Bữa ăn trong nhà hàng giá rẻ 215.000 – 376.000
Bữa ăn cho 2 người, nhà hàng tầm trung 806.000 – 1.613.000
McMeal tại McDonalds 161.000 – 215.000
Bia nội địa (0,5l) 80.000 – 107.000
Bia nhập khẩu 67.000 – 107.000
Coke / Pepsi (chai 0,33l) 26.000 – 80.000
Nước 45.000
Sữa (1 lít) 15.000 – 26.000
Bánh mì (500g) 30.000
Cappuccino 53.000 – 80.000

Một lưu ý nhỏ là tại Đức, nếu nhà hàng đông khách thì việc ngồi chung và ăn uống cùng bàn với người lạ là chuyện rất bình thường. Người Đức không có thói quen trò chuyện khi dùng bữa, do đó nếu ghép bàn, bạn chỉ cần chúc họ ăn ngon miệng, tạm biệt khi đừng dậy để giữ phép lịch sự.

Chi phí ăn uống tại Đức

Chi phí ăn uống tại Đức

Bạn nên chuẩn bị tiền mặt để chi trả chi phí ăn uống vì nhiều nhà hàng Đức không chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng.

Chi phí lưu trú khi du lịch Đức

Chi phí lưu trú có thể nói là một trong những chi phí đắt đỏ nhất khi du lịch tại Đức, so với mặt bằng chung khu vực thì không phải là rẻ. Do đó, nếu không có điều kiện ở khách sạn, bạn có thể lựa chọn đến những nơi như nhà nghỉ, hostel có phòng Dorm thì mức giá dễ chịu hơn nhiều, rơi vào khoảng 20 €/đêm/giường, còn giá phòng riêng khoảng 40 €/đêm.

Còn giá phòng tại các khách sạn thường là 70 – 75€/đêm, bạn nên đi theo nhóm và thuê ở phòng tập thể hoặc các căn hộ nhỏ vùng ngoại ô thì mức giá sẽ tiết kiệm hơn nhiều.

Chi phí lưu trú tại Đức

Chi phí lưu trú tại Đức

Đến Đức, bạn cũng không nhất thiết phải tip cho phục vụ hay nhân viên khách sạn như khi đến một số quốc gia khác.

Một số lưu ý về tiền tệ ở Đức

Khi đến Đức du lịch, dĩ nhiên bạn cần sử dụng tiền tệ theo quy định tại đất nước này. Ở Đức, giống như nhiều quốc gia trong khối EU khác thì Euro là loại tiền tệ chính, bạn có thể đổi tiền hoặc séc du lịch tại các ngân hàng Đức hoặc văn phòng trao đổi ngoại tệ, người địa phương còn gọi là “Wechselstube”. Ngoài ra, tại các sân bay, ga tàu hay khách sạn cũng có dịch vụ đổi tiền.

Khi đi du lịch Đức, lời khuyên cho bạn là nên mang theo ít tiền mặt và sử dụng thẻ ATM. Vì hệ thống rút tiền qua thẻ ATM ở Đức rất tiện lợi, bạn có thể tìm thấy chúng ở khắp mọi nơi, mọi thành phố tại Đây, các Geldautomat hoạt động suốt 24 giờ.

Xin Visa Đức cần những giấy tờ gì?

Thông thường, xin Visa Đức du lịch hay mục đích khác luôn khiến nhiều người gặp khó khăn và tốn thời gian nhất. Một phần vì đất nước này yêu cầu thủ tục Visa và thị thực khá khắt khe, yêu cầu chứng minh tài chính rõ ràng tránh trường hợp bạn trốn ở lại làm việc hay có mục đích khác.

Giấy tờ xin Visa Đức

Giấy tờ xin Visa Đức

Theo đó, dưới đây là bảng tóm tắt điều kiện và thủ tục xin Visa đi Đức mà bạn có thể tham khảo và nắm bắt nhanh.

A. HỒ SƠ CÁ NHÂN
1. Hộ chiếu bản gốc (có chữ ký) + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mộc xuất nhập cảnh, visa)
2. 02 tấm hình phông trắng khổ 3.5cm x 4.5cm
3. Hộ khẩu thường trú (photo tất cả các trang có nội dung)
4. Giấy chứng nhận kết hôn. (Nếu có gia đình)
5. Giấy khai sinh (nếu đi cùng con)
6. Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận đang học tại trường có mộc và chữ ký của ban lãnh đạo trường.
B. HỒ SƠ CHỨNG MINH CÔNG VIỆC
1. Đối với Quý khách hiện đang đi làm:

a) Hợp đồng lao động.

b) Đơn xin nghỉ phép bản gốc + Giấy xác nhận lương (3 tháng gần nhất)

c) Quyết định bổ nhiệm (nếu có).

Trường hợp Quý khách không có hợp đồng lao động thì cần có giấy xác nhận bản chính có mộc công ty đang công tác, chức vụ gì, mức lương bao nhiêu.

2. Đối với Quý khách đang kinh doanh, buôn bán:
Giấy phép kinh doanh + Tờ khai thuế/Biên lại nộp tiền thuế (3 tháng gần nhất)
3. Đối với Quý khách đã về hưu:

Thẻ hưu trí sao y bản chính.

4. Đối với Quý khách là tăng ni/tu sĩ:

Thẻ tăng ni/tu sĩ sao y bản chính + quyết định cho nghỉ phép.

5. Các nguồn thu nhập khác:

Hợp đồng cho thuê nhà, xe, đất có công chứng (nếu có nhà, đất, xe cho thuê).

C. HỒ SƠ TÀI CHÍNH TÀI SẢN
1. Sổ tiết kiệm bản gốc và xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bằng tiếng Anh bản gốc (giá trị ít nhất 200.000.000 VNĐ/Khách).
2. Chủ quyền nhà, đất, xe ô tô (nếu có).
D. MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI:

1) Đối với đối tượng đi du lịch:

+ Thư mời của người mời/ tổ chức, công ty.

+ Chương trình chuyến đi (du lịch)

+ Chứng minh chỗ ở tư nhân (khách sạn, nhà người thân…)

+ Chứng minh việc đi lại (vé máy bay, tàu hoả….)

+ Bảo hiểm y tế du lịch (trong thời gian ở lại Đức + 15 ngày dự phòng).

 

2) Đối với đối tượng đi công tác:

+ Người mời từ Đức:

– Thư mời bản chính, có logo của công ty mời cùng ngày, tháng, năm, chi tiết cũng như thông tin về người được mời gồm: Họ tên, cơ quan, thời gian chuyến đi và thời gian lưu trú, lý do mời và mục đích chuyến đi, mối quan hệ công tác giữa hai bên công ty.

– Công văn của cơ quan/đơn vị sử dụng lao động cử đi công tác.

– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị mời (giấy phép không quá 6 tháng)

– Nếu đi theo thư mời của đơn vị mời lần đầu tiên thì cần Giấy tờ chứng minh mối quan hệ công tác hai bên như: Hợp đồng, giấy cung cấp hàng, hoá đơn, Bản khai hải quan…

+ Người đi công tác và công ty cử đi công tác:

– Thẻ tín dụng và các hoá đơn thanh toán ba tháng gần nhất hoặc bản sao kê tài khoản ngân hàng công ty và người đi 6 tháng gần nhất.

– Công văn của cơ quan cử đi công tác hoặc đơn vị sử dụng lao động với cam kết trả chi phí chuyến đi. Có thể là thư mời với cam kết sẽ chi trả chi phí chuyến đi của bên đơn vị mời, nếu vậy cần có giấy đăng ký kinh doanh (với số vốn thành lập ít nhất là 25.000 Euro), nếu Thư mời theo mẫu thì cần có giấy cam kết nghĩa vụ của Sở Ngoại Kiều chức năng.

– Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh của đơn vị như: xác nhận ngân hàng, bằng chứng thuế, các giấy tờ kế toán …

3) Đối với đối tượng đi Hội trợ/triển lãm:

– Thư mời từ đơn vị tổ chức Hội chợ, Triển lãm.

– Thẻ tham gia hội chợ, triển lãm.

– Giấy tờ, thông tin về Hội chợ, Triển lãm đó.

– Catalogue, danh sách sản phẩm Công ty tại gian hàng hội chợ.

– Hợp đồng thuê gian hàng.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc làm Visa đi Đức hết bao nhiêu tiền và các chi phí du lịch liên quan, hi vọng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi thành công sắp tới.

Visa Thiên Hà I Cùng bạn đi khắp thế gian

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ bài viết này

    Đăng ký tư vấn visa